Tiếng thơ viet nam Xin trân trọng giới thiệu tới quý vị :Sáng tháng năm .(Tố Hữu) Ngâm thơ
Chúc quý vị có những phút giây thư giãn tại Tiếng thơ viet nam !
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
Lát rồi, chim nhé, chim ăn
Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
Bác Hồ, cha của chúng con
Hồn của muôn hồn
Cho con được ôm hôn má Bác
Cho con hôn mái đầu tóc bạc
Hôn chòm râu mát rượi hoà bình!
Ôi cái tên kính yêu Hồ Chí Minh!
Trong sáng lòng anh du kích
Nửa đêm bôn tập diệt đồn
Vững tay người chiến sĩ nông thôn
Bắt sỏi đá phải thành sắn gạo
Anh thợ, má anh vàng thuốc pháo
Cánh tay anh dày sẹo lửa gang
Ôi những em đốt đuốc đến trường làng
Và các chị dân công mòn đêm vận tải!
Các anh chị, các em ơi, có phải
Mỗi khi lòng ta xao xuyến rung rinh
Môi ta thầm kêu Bác: Hồ Chí Minh!
Và mỗi trận, mỗi mùa vui thắng lợi
Đôi mắt Bác hiện lên cười phấn khởi
Ta lớn cao lên, bay bổng diệu kỳ
Trên đường dài, hai cánh đỡ ta đi...
Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh
Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
Giọng của Người, không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước
Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...
Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút...
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời.
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
Hồ Chí Minh
Người ở khắp nơi nơi
Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ
Lắng từng câu, từng ý chưa thành
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
Người ngồi đó, với cây chì đỏ
Vạch đường đi, từng bước, từng giờ...
Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ
Đảng chói lọi Hồ Chí Minh vĩ đại!
Con nhớ hết mỗi lời Người dạy:
Kháng chiến gian nan, kháng chiến trường kỳ
Bác bảo đi, là đi
Bác bảo thắng, là thắng
Việt Nam có Bác Hồ
Thế giới có Xta-lin
Việt Nam phải tự do
Thế giới phải hoà bình!
Chúng con chiến đấu hy sinh
Tấm lòng son sắt, đinh ninh lời thề.
Bắt tay Bác tiễn ra về
Nhớ hoài buổi sáng mùa hè chiến khu...
Có thể nói, Tố Hữu là nhà thơ viết về Bác nhiều nhất và hay nhất. Bác Hồ là cảm hứng lớn trong thơ ông. Trong rất nhiều sự kiện lịch sử của đất nước, Tố Hữu đều có thơ về Người. Hình ảnh Bác luôn lung linh, cao đẹp mà cũng rất ấm áp, giản dị, thân tình trong những vần thơ tràn ngập cảm hứng ngợi ca của “cánh chim đầu đàn thơ ca Cách mạng”.
“Sáng tháng 5” là bài thơ Tố Hữu viết nơi chiến khu Việt Bắc, nhân dịp “lên thăm Bác Hồ” trong những tháng ngày cuộc chiến đấu chống Pháp của toàn dân tộc còn gian khổ. Gian khổ, nhưng bài thơ vẫn ngập tràn một ý chí lạc quan cách mạng, tha thiết tình cảm của người con đất Việt gửi đến lãnh tụ yêu kính của mình.
Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, tháng 5 là một tháng thiêng liêng, náo nức bởi có sinh nhật Bác Hồ. Với đất trời, tháng 5 là tháng đầu hè, nắng mới bừng lên, cảnh vật đẹp tươi, rực rỡ, nhiều hoa thơm, trái ngọt… Cái đẹp của đất trời cộng hưởng với tình cảm trong lòng người khiến nhà thơ ngây ngất thốt lên trong một sáng tháng 5 đáng nhớ:
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...
Trong những tháng năm kháng chiến, khi các cơ quan đầu não của chính phủ phải sơ tán lên chiến khu Việt Bắc, cuộc sống của toàn dân, toàn quân gặp rất nhiều gian nan, khổ ải thì niềm vui cách mạng vẫn tràn ngập tâm hồn con người. Một sáng tháng năm vui tươi, nhà thơ trong chuyến công tác đặc biệt đã được “lên thăm Bác Hồ”. Niềm vui trong lòng trải trên cảnh vật. Không thấy dấu ấn của chiến tranh đâu. Không thấy những lo âu, cực nhọc, chỉ thấy sức sống và niềm vui dâng tràn bất tận trong màu “xanh mướt nương ngô” và gió lộng núi đồi Việt Bắc. Giữa khung cảnh thần tiên ấy, hình ảnh Bác Hồ hiện lên, trước tiên như một vị “cha già dân tộc”. Vị cha già ấy đang ân cần đón đứa con xa trở về trong tình cảm thắm thiết vô ngần:
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ
Và cảm động hơn nữa là khung cảnh xung quanh Bác. Ngoài kia là “bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn”. Trong mái tranh giản dị này là:
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công vănTrong hình ảnh Bác phảng phất hình ảnh những tao nhân mặc khách, những nhà nho, nhân sỹ tiết tháo nổi danh của dân tộc. Đó là hình ảnh Nguyễn Trãi về ở ẩn giữ núi rừng Côn Sơn, quấn quýt với thiên nhiên tươi đẹp và gần gũi:
Nó đi tìm thóc quanh bồ công vănTrong hình ảnh Bác phảng phất hình ảnh những tao nhân mặc khách, những nhà nho, nhân sỹ tiết tháo nổi danh của dân tộc. Đó là hình ảnh Nguyễn Trãi về ở ẩn giữ núi rừng Côn Sơn, quấn quýt với thiên nhiên tươi đẹp và gần gũi:
Cò nằm hạc lẩn nên bầu bạn
Ủ ấp cùng ta làm cái con
Đó là hình ảnh Nguyễn Bình Khiêm, Chu Văn An xa lánh bụi trần, dành trọn lòng trong của mình cho thiên nhiên. Nhưng cái khác ở Bác là Người không lui về ở ẩn. Giữ núi rừng Việt Bắc mênh mông, người vẫn miệt mài « chỉ đường đi từng phút từng giờ » cho toàn dân tộc. Bác Hồ còn hiện lên trong thơ Tố Hữu như một tiên ông cao đẹp :
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
Hình ảnh Bác lồng lộng, sánh ngang cùng trời đất, vũ trụ bao la. Trong một bài thơ khác, bài « Bác ơi », Tố Hữu cũng một lần nữa khẳng định điều này :
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
Hình ảnh Bác lồng lộng, sánh ngang cùng trời đất, vũ trụ bao la. Trong một bài thơ khác, bài « Bác ơi », Tố Hữu cũng một lần nữa khẳng định điều này :
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng già
Thăm Bác nơi chiến khu vào một sáng tháng năm lịch sử, Tố Hữu xúc động nói về những cảm nhận và tình cảm của mình đối với Người. Nhà thơ tập trung khai thác hai khía cạnh tưởng như đối lập mà rất thống nhất trong con người của Bác. Đó là sự lớn lao, kỳ vĩ thiêng liêng với sự giản dị, gần gũi và ấp áp. Trong nét lớn lao, kỳ vĩ, Bác được ví như những gì trường cửu, rực rỡ nhất của thế gian này:
Hồ Chí Minh
Người ở khắp nơi nơi
Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ
……………………………
Người ở khắp nơi nơi
Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ
……………………………
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời.
…………………….
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời.
…………………….
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
Nhưng bên cạnh đó, đối với mỗi người dân, Bác là những gì yêu thương nhất, gần gũi và ruột thịt nhất. Cho nên, bên cạnh Người, dẫu cảm nhận được những lớn lao, vĩ đại, mỗi con người vẫn không bị choáng ngợp, bé nhỏ đi, mà trở nên vững vàng hơn như được Bác tiếp thêm sức mạnh. Nói về Bác, Tố Hữu hay dùng những từ chỉ mỗi quan hệ gia đình để tô đậm thêm sự thân yêu:
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
…………………………….
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
…………………………….
Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh
Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
Giọng của Người, không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước
Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
Giọng của Người, không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước
HÌnh ảnh một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã hóa thân thành nhiều cuộc đời, nhiều con người giản dị cụ thể xung quanh… Điều đó cho thấy Tố Hữu đã nắm bắt được nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh. Người không bao giờ tách mình khỏi quần chúng nhân dân. Người luôn quan tâm đến từng mảnh đời bé nhỏ và bất hạnh nhất. Người luôn đứng lẫn vào số đông quần chúng nhân dân, để lắng nghe, thấu hiểu, và để hành động vì nhân dân. Chính điều này đã khiến hình ảnh Bác trở nên cao đẹp hơn bao giờ hết trong lòng nhân dân.
Bài thơ “Sáng tháng năm” là một trong nhiều bài thơ hay của Tố Hữu viết về Bác Hồ. Bài thơ đã diễn tả thành công hình ảnh của vị cha già dân tộc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh tình yêu dành cho Bác, Tố Hữu còn có những dự cảm thật chính xác về công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam:
Bác bảo đi, là đi
Bác bảo thắng, là thắng
Việt Nam có Bác Hồ
Thế giới có Xta-lin
Việt Nam phải tự do
Thế giới phải hoà bình!Đã rất nhiều năm trôi qua, nhưng bài thơ “Sáng tháng năm” của Tố Hữu vẫn là một bông hoa đẹp, dâng mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu mỗi dịp tháng năm tươi đẹp!
Bác bảo thắng, là thắng
Việt Nam có Bác Hồ
Thế giới có Xta-lin
Việt Nam phải tự do
Thế giới phải hoà bình!Đã rất nhiều năm trôi qua, nhưng bài thơ “Sáng tháng năm” của Tố Hữu vẫn là một bông hoa đẹp, dâng mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu mỗi dịp tháng năm tươi đẹp!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét