Xin trân trọng giới thiệu tới quý vị Bài thơ Kết nạp Đảng trên quê mẹ- Sáng tác: Chế Lan Viên.NSND Châu Loan ngâm .
Giã mẹ ra đi kháng chiến bốn phương trời
Kết nạp Đảng, bỗng quay về quê mẹ!
Có phải quê hương gọi ta về đấy nhỉ?
Dặn dò ta, khuyên nhủ ta thêm
Trong buổi đầu, ta theo Đảng đi lên
Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác
Những vật vô tri cũng làm rưng nước mắt
Đá sỏi cây cằn, sao bỗng thấy thiêng liêng?
Giọng nói quen nghe, màu đất quen nhìn
Bỗng chan chứa trăm điều chưa nói hết!
Tôi cúi đầu nghe, dặt dìu, tha thiết
Cây cỏ trời mây, kẻ mất người còn
Trong mơ hồ, trăm tiếng của quê hương
Tiếng mẹ bảo bên tai: "Con hãy nhớ
Bà con quê ta đói nghèo lam lũ
cuộc sống xưa như nước chảy mất dòng
Không ai thương như cỏ nội giữa đồng
Con chim bỏ trời quê ta đi xứ khác
Đất chẳng nuôi người, người không nuôi nổi đất
Chiếc khăn xanh mẹ bịt ở trên đầu
Đã từng che hai thứ tóc buồn đau
Mẹ trông ở đời con... Con hãy gắng
Con đi đi... Từ nay con có Đảng"
Tôi nhìn ra thấy máu thịt quê hương
Như đang dâng thành núi lại thành cồn
Ôi gió Lào ơi! ngươi đừng thổi nữa
Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ
Những đồi sim không đủ quả nuôi người
Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười
Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng
Của đồn giặc mấy năm trời chiếm đóng
Đảng kính yêu! Tôi tìm Đảng giữa nơi này
Như chờ vang tiếng sét xé trời mây...
Tôi đứng trước Đảng kỳ, rưng mắt lệ
Phút mơ ước, sao thiếu hình bóng mẹ?
Giặc bao vây ngăn lối chặn đường
Thiếu cả gia đình ngay giữa đất quê hương!
Mẹ ơi! mẹ không là đồng chí
Nhưng Đảng kỳ đây chính là của mẹ
Đời khổ đau mẹ đứng dưới cờ này
Mẹ đói nghèo, hàng ngũ bên con đây
Mẹ xem, con mặc áo nâu sồng xưa mẹ mặc
Mai con hát khúc bình dân xưa mẹ hát
Đảng mến yêu, có phải mẹ giới thiệu con vào?
Từ buổi dạy con lòng thương ghét ban đầu
Tự quê mẹ nghèo, tự đời mẹ khổ
Tự giọt lệ khóc tù đi biệt xứ
Tự nắm cơm khô đưa cán bộ thoát làng
Từ tiếng thét căm thù vì giặc giã, vua quan
Tưởng như cả quê hương giới thiệu tôi vào Đảng
Rẫy bắp, vườn tiêu, bờ tre, bãi sắn
Những đồi tranh ăn độc gió Lào
Cả trại tù Lao Bảo chốn rừng sâu
Ôi tiếng đầu tiên gọi ta "đồng chí"
Là tíeng quê hương ấm lành Quảng Trị
Những đảng viên đầu tiên đứng sát bên tôi
Là bạn thuở nhi đồng áo vá cơm khoai
Tôi đứng dưới cờ, đưa tay tuyên thệ
Trên đất quê hương mang hình bóng mẹ
Ngỡ chừng như vừa sinh lại lần đầu
Đảng trở thành nơi cắt rốn chôn rau
Nguồn: Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học, 2002
A |
i
cũng có một miền quê thân thương nơi sinh ra và lớn lên ở đó. Cũng có
khi đó là cái gốc, là cội nguồn gia đình, gia tộc để từ đó ra đi và
trưởng thành.
cũng có một miền quê thân thương nơi sinh ra và lớn lên ở đó. Cũng có
khi đó là cái gốc, là cội nguồn gia đình, gia tộc để từ đó ra đi và
trưởng thành.
Trong
những năm đánh Mỹ, do hoàn cảnh tạm thời chia cắt, nhiều nhà văn tập
kết miền Nam, đã phải xa cách quê nhà. Tưởng hai năm mà đằng đẵng gấp
mười lần thế.
những năm đánh Mỹ, do hoàn cảnh tạm thời chia cắt, nhiều nhà văn tập
kết miền Nam, đã phải xa cách quê nhà. Tưởng hai năm mà đằng đẵng gấp
mười lần thế.
Đây cũng là thời nổi lên trong văn học, một dòng thơ văn - tạm gọi là thơ văn đấu tranh thống nhất. Tế Hanh nổi tiếng với Con sông quê hương, Xuân Diệu day dứt một nỗi niềm Nhớ quê Nam trong đó có sông Gò Bồi, có tháp Chàm Bình Định…, còn Tố Hữu có Quê mẹ là tiếng hát của tình thương yêu, tôn vinh người mẹ gắn kết máu thịt với quê hương và cách mạng.
Chế
Lan Viên cũng là nhà thơ miền Nam, có quê Nam. Bởi Quảng Trị và Bình
Định nằm ở phía bên kia giới tuyến. Thực ra là hai quê hương nhưng tạm ở
một miền. Tiểu sử ghi ông sinh ở Cam Lộ, Quảng Trị. Đến năm 1927 gia
đình chuyển vào An Nhơn, Bình Định. Theo dòng sáng tác, Chế Lan Viên
được coi là người viết sớm nhất cho dòng văn học đấu tranh thống nhất: Gửi mẹ trong vùng giặc chiếm (1952) được in trong Gửi các anh.
Lan Viên cũng là nhà thơ miền Nam, có quê Nam. Bởi Quảng Trị và Bình
Định nằm ở phía bên kia giới tuyến. Thực ra là hai quê hương nhưng tạm ở
một miền. Tiểu sử ghi ông sinh ở Cam Lộ, Quảng Trị. Đến năm 1927 gia
đình chuyển vào An Nhơn, Bình Định. Theo dòng sáng tác, Chế Lan Viên
được coi là người viết sớm nhất cho dòng văn học đấu tranh thống nhất: Gửi mẹ trong vùng giặc chiếm (1952) được in trong Gửi các anh.
Điều
đặc biệt với Chế Lan Viên là quê hương sinh thành cũng là vùng quê sáng
tác. Nơi đó là dấu ấn sâu đậm cuộc đời mà cũng là mảnh tâm hồn thắm
thiết trong đời thơ. Ngay cả ở Hội An, một đô thị cổ, nơi Chế Lan Viên
đã có ít tuổi thơ ở đó (sáu, bảy tuổi), mà cũng sâu nặng tình yêu Hội
An Chẳng là quê/ Mà là hương khổ thế! (Hội An) "Hương chùa hay hương tóc" đã quyện thành "hương người", "hương quê".
đặc biệt với Chế Lan Viên là quê hương sinh thành cũng là vùng quê sáng
tác. Nơi đó là dấu ấn sâu đậm cuộc đời mà cũng là mảnh tâm hồn thắm
thiết trong đời thơ. Ngay cả ở Hội An, một đô thị cổ, nơi Chế Lan Viên
đã có ít tuổi thơ ở đó (sáu, bảy tuổi), mà cũng sâu nặng tình yêu Hội
An Chẳng là quê/ Mà là hương khổ thế! (Hội An) "Hương chùa hay hương tóc" đã quyện thành "hương người", "hương quê".
***
Quảng Trị, Bình Định, hai miền quê hương ruột thịt nổi lên như mảnh hồn thơ sáng láng Chế Lan Viên.
Thực
ra Quảng Trị chỉ là quê hương thuở ấu thơ. Nhưng sau này, đây lại là
địa bàn hoạt động của chàng thanh niên yêu nước sôi nổi trong kháng
chiến. Ở chiến trường Bình Trị Thiên, tính ác liệt lại như tăng gấp bội
vì là vùng đất nghèo sỏi đá trong vùng kìm kẹp của kẻ địch. Gửi mẹ trong vùng giặc chiếm (1952)
là những giọt nước mắt lặn vào bên trong, nhớ thương bà mẹ đẻ cũng là
bà mẹ chiến sĩ. Bài thơ thành thật cảm động khiến người đọc chảy nước
mắt.
ra Quảng Trị chỉ là quê hương thuở ấu thơ. Nhưng sau này, đây lại là
địa bàn hoạt động của chàng thanh niên yêu nước sôi nổi trong kháng
chiến. Ở chiến trường Bình Trị Thiên, tính ác liệt lại như tăng gấp bội
vì là vùng đất nghèo sỏi đá trong vùng kìm kẹp của kẻ địch. Gửi mẹ trong vùng giặc chiếm (1952)
là những giọt nước mắt lặn vào bên trong, nhớ thương bà mẹ đẻ cũng là
bà mẹ chiến sĩ. Bài thơ thành thật cảm động khiến người đọc chảy nước
mắt.
Nay mẹ bị cầm chân nơi đất giặc
Bốn phía là gươm, bốn bề là sắt
Mẹ mến thương ơi! Con mẹ đây rồi!
Nhưng mắt con không khóc nữa
Chừ có khóc cũng khóc thành ra lửa
Có ngã đau cũng dậy cho mẹ cười
Con sống hiên ngang và nếu chết sẽ nên đời.
Thương mẹ, nhớ quê, hẹn ngày kháng chiến thành công: Con sẽ lại khóc ròng / mẹ sẽ thương hơn.
Kết nạp Đảng trên quê mẹ là
bài thơ đặc sắc, nặng tình, nặng nghĩa. Hình và tình cùng chói sáng lên
một lúc, tình cảm và trí tuệ được đốt cháy đồng thời để thành ngọn lửa
thơ toả sáng. Cả một vùng quê, một miền đất từ Thanh - Nghệ - Tĩnh đến
Bình - Trị - Thiên được tái hiện bằng ngôn từ bình dị, hình ảnh mộc mạc
mà rất hiện thực. Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ/ Những đồi
sim không đủ quả nuôi người/ Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười. Chỉ
tiếng gió mù trời chen tiếng súng… Gió Lào như đốt nóng thêm cả vùng
lửa bỏng và gan ruột nhà thơ. Quê hương đói nghèo, gian khó nhưng anh
dũng. Bài thơ được dựng bằng kỷ niệm, hồi ức và liên tưởng suy tư. Nhà
thơ tưởng tượng đau đớn! Tôi nhìn ra thấy máu thịt quê hương/ Như đang dâng thành núi, dựng thành cồn. Con người đã từ trong đau thương ấy mà vùng lên. Nhà thơ được kết nạp Đảng ngay Trên đất quê hương mang hình bóng mẹ. Cái
hay của bài thơ là sự kết hợp tuyệt đẹp riêng và chung trong tâm hồn
thơ. Có những hình tượng bản thân là loại hình tượng kép: Mẹ - Quê hương, Mẹ - Đồng chí … Mẹ không là đồng chí/ Nhưng Đảng kỳ đây chính là của mẹ và cao hơn cả: Mẹ - Đảng.
bài thơ đặc sắc, nặng tình, nặng nghĩa. Hình và tình cùng chói sáng lên
một lúc, tình cảm và trí tuệ được đốt cháy đồng thời để thành ngọn lửa
thơ toả sáng. Cả một vùng quê, một miền đất từ Thanh - Nghệ - Tĩnh đến
Bình - Trị - Thiên được tái hiện bằng ngôn từ bình dị, hình ảnh mộc mạc
mà rất hiện thực. Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ/ Những đồi
sim không đủ quả nuôi người/ Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười. Chỉ
tiếng gió mù trời chen tiếng súng… Gió Lào như đốt nóng thêm cả vùng
lửa bỏng và gan ruột nhà thơ. Quê hương đói nghèo, gian khó nhưng anh
dũng. Bài thơ được dựng bằng kỷ niệm, hồi ức và liên tưởng suy tư. Nhà
thơ tưởng tượng đau đớn! Tôi nhìn ra thấy máu thịt quê hương/ Như đang dâng thành núi, dựng thành cồn. Con người đã từ trong đau thương ấy mà vùng lên. Nhà thơ được kết nạp Đảng ngay Trên đất quê hương mang hình bóng mẹ. Cái
hay của bài thơ là sự kết hợp tuyệt đẹp riêng và chung trong tâm hồn
thơ. Có những hình tượng bản thân là loại hình tượng kép: Mẹ - Quê hương, Mẹ - Đồng chí … Mẹ không là đồng chí/ Nhưng Đảng kỳ đây chính là của mẹ và cao hơn cả: Mẹ - Đảng.
Tôi đứng dưới cờ đưa tay tuyên thệ
Trên đất quê hương mang hình bóng mẹ
Ngỡ chừng như vừa sinh lại lần đầu
Đảng trở thành nơi cắt rốn chôn rau.
Tình
mẫu tử thiêng liêng, tình quê hương sâu nặng, tình Đảng cao quý như
quyện chặt lấy nhau. Nghĩ về mẹ cùng lúc nghĩ đến quê hương và Đảng hay
chu trình ngược lại đều là những con đường của tình cảm và trí tuệ gắn
bó. Bài thơ đã tổng kết một quá trình tư tưởng cách mạng, khái quát một
triết lý sâu sắc về lẽ sống và lý tưởng cùng với đúc kết lại một hành
trình tình cảm đạo lý. Sự từng trải trên quê hương từ những năm đầu
kháng chiến đã tạo nên tự hào, vinh dự cho đứa con thân yêu: Ơi kháng
chiến! Mười năm qua như ngọn lửa / Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường/
Con đã đi nhưng còn vượt nữa/ Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương (Tiếng hát con tàu).
mẫu tử thiêng liêng, tình quê hương sâu nặng, tình Đảng cao quý như
quyện chặt lấy nhau. Nghĩ về mẹ cùng lúc nghĩ đến quê hương và Đảng hay
chu trình ngược lại đều là những con đường của tình cảm và trí tuệ gắn
bó. Bài thơ đã tổng kết một quá trình tư tưởng cách mạng, khái quát một
triết lý sâu sắc về lẽ sống và lý tưởng cùng với đúc kết lại một hành
trình tình cảm đạo lý. Sự từng trải trên quê hương từ những năm đầu
kháng chiến đã tạo nên tự hào, vinh dự cho đứa con thân yêu: Ơi kháng
chiến! Mười năm qua như ngọn lửa / Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường/
Con đã đi nhưng còn vượt nữa/ Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương (Tiếng hát con tàu).
Quê hương Quy Nhơn - Bình Định lại là nguồn kỷ niệm thân thương, tha thiết nữa, nhưng quan trọng đó là cái nôi cho một thi tài.
Chính
ở Quy Nhơn mà Chế Lan Viên đã viết bài thơ đầu tiên, ra tập thơ đầu
tiên. Nhưng biết bao cảnh, bao người, bao sự việc đã giúp Chế Lan Viên
nên người, nên văn ở đấy. "Theo tôi nghĩ thì những cái xa văn, ngoài văn
có khi mở đầu cho việc yêu văn". Cũng theo Chế Lan Viên, ngoài việc lấy
văn nuôi văn là chuyện khác, bàn sau, còn "Cái chỉ là thơ thôi, giết
chết thơ" như một nhà thơ nước ngoài đã nói như vậy. Và đây là hoàn cảnh
độc đáo và sức mạnh truyền cảm tạo hồn thơ cho Chế Lan Viên .
ở Quy Nhơn mà Chế Lan Viên đã viết bài thơ đầu tiên, ra tập thơ đầu
tiên. Nhưng biết bao cảnh, bao người, bao sự việc đã giúp Chế Lan Viên
nên người, nên văn ở đấy. "Theo tôi nghĩ thì những cái xa văn, ngoài văn
có khi mở đầu cho việc yêu văn". Cũng theo Chế Lan Viên, ngoài việc lấy
văn nuôi văn là chuyện khác, bàn sau, còn "Cái chỉ là thơ thôi, giết
chết thơ" như một nhà thơ nước ngoài đã nói như vậy. Và đây là hoàn cảnh
độc đáo và sức mạnh truyền cảm tạo hồn thơ cho Chế Lan Viên .
"Cho
tôi biết ơn cái tháp Chàm và thành Bình Định cũ, biết ơn cái huyện lỵ
An Nhơn hẻo lánh và những chuyến tàu đêm Bình Định - Diêu Trì; biết ơn
bờ biển Quy Nhơn vỗ sóng ru tôi và những rừng dừa từng rợp bóng lên tôi.
Cành dừa cao say sưa ôm bóng ngủ, chính là dừa ấy chứ còn đâu?"
tôi biết ơn cái tháp Chàm và thành Bình Định cũ, biết ơn cái huyện lỵ
An Nhơn hẻo lánh và những chuyến tàu đêm Bình Định - Diêu Trì; biết ơn
bờ biển Quy Nhơn vỗ sóng ru tôi và những rừng dừa từng rợp bóng lên tôi.
Cành dừa cao say sưa ôm bóng ngủ, chính là dừa ấy chứ còn đâu?"
Làm
thơ phải có chữ nghĩa - tất nhiên - nhưng rất cần là một không gian văn
hoá. Đó là vùng đất từng lẫy lừng Chàng Lía, Mai Xuân Thưởng, Quang
Trung. Lòng yêu nước mơ hồ qua nỗi đau mất nước ở Điêu tàn cũng bắt nguồn từ đấy. Có những cảnh - tình được nhà thơ phân tích từ rất xa: "Chả
lẽ lại nói là những kiểu kiến trúc đặc biệt của nhà lá mái, cửa bàn
khoa Bình Định, hay cái vòng quay kiên trì, triền miên của các xe nước
ngoài Quảng Ngãi đã cho tôi sự chịu khó trong thơ. Nhưng quả là những
đêm hát bội ở An Vinh, các cuộc đổ giàn ở An Thái làm cho tôi yêu chất
hùng tráng"… "Chất hùng ca trong thơ làm sao không dính líu với các cuộc
đổ giàn thượng võ này?". Những câu thơ đánh Mỹ ?... Kinh Đại tạng xé theo súng 12 ly 7 … Những năm chiến tranh mặt Chúa cũng sầu thương … Mặt Phật không cười cùng hoa sen nữa thực ra đó là sự biến hoá yếu tố thần bí … "trong tiếng tụng kinh trước bàn thờ phật" của ông bố và "tầm ngân vang của chuông nhà thờ đạo Kim Châu" gần nhà. Chế Lan Viên đã truyền cái kinh nghiệm giản đơn mà sâu sắc: "Làm thơ chỉ biết có thơ thôi, không được. Làm thơ với trái tim, với chất sống, không đủ. Phải có văn hoá nữa" (Bước đầu của tôi).
thơ phải có chữ nghĩa - tất nhiên - nhưng rất cần là một không gian văn
hoá. Đó là vùng đất từng lẫy lừng Chàng Lía, Mai Xuân Thưởng, Quang
Trung. Lòng yêu nước mơ hồ qua nỗi đau mất nước ở Điêu tàn cũng bắt nguồn từ đấy. Có những cảnh - tình được nhà thơ phân tích từ rất xa: "Chả
lẽ lại nói là những kiểu kiến trúc đặc biệt của nhà lá mái, cửa bàn
khoa Bình Định, hay cái vòng quay kiên trì, triền miên của các xe nước
ngoài Quảng Ngãi đã cho tôi sự chịu khó trong thơ. Nhưng quả là những
đêm hát bội ở An Vinh, các cuộc đổ giàn ở An Thái làm cho tôi yêu chất
hùng tráng"… "Chất hùng ca trong thơ làm sao không dính líu với các cuộc
đổ giàn thượng võ này?". Những câu thơ đánh Mỹ ?... Kinh Đại tạng xé theo súng 12 ly 7 … Những năm chiến tranh mặt Chúa cũng sầu thương … Mặt Phật không cười cùng hoa sen nữa thực ra đó là sự biến hoá yếu tố thần bí … "trong tiếng tụng kinh trước bàn thờ phật" của ông bố và "tầm ngân vang của chuông nhà thờ đạo Kim Châu" gần nhà. Chế Lan Viên đã truyền cái kinh nghiệm giản đơn mà sâu sắc: "Làm thơ chỉ biết có thơ thôi, không được. Làm thơ với trái tim, với chất sống, không đủ. Phải có văn hoá nữa" (Bước đầu của tôi).
Sau
này, Chế Lan Viên còn nhiều dịp nhớ lại vùng quê hương này của mình
nhưng với những tình cảm suy tư đã có nhiều đổi khác. Có gì như day dứt
hơn trong hoài niệm, lại có gì ngỡ ngàng trong hồi tưởng và không kìm
nén được những hy vọng thiết tha, những trầm tư, suy nghiệm mang ý vị
triết lý đời người và cả đời thơ.
này, Chế Lan Viên còn nhiều dịp nhớ lại vùng quê hương này của mình
nhưng với những tình cảm suy tư đã có nhiều đổi khác. Có gì như day dứt
hơn trong hoài niệm, lại có gì ngỡ ngàng trong hồi tưởng và không kìm
nén được những hy vọng thiết tha, những trầm tư, suy nghiệm mang ý vị
triết lý đời người và cả đời thơ.
Những năm nao còn là tưởng vọng và hy vọng về mẹ, về quê và con đường thống nhấtChắp đường Nam Bắc con thăm mẹ. Vẫn tấm lòng quê vời vợi suốt bao nhiêu năm xa cách (Hoa quê mình, Nhớ tuổi thơ…)
Ngày thống nhất về lại thăm quê bao tình cảm vui buồn xáo trộn: nhớ,
thương, mừng tủi, ngỡ ngàng như vừa quen vừa lạ, đã gần lại hoá xa nhất
là nhớ về mẹ, nhớ về bạn cũ, trường xưa. Có nghịch cảnh trớ trêu. Nỗi
vui đoàn tụ và nỗi đau chiến tranh, mất mát chung và thiệt thòi bản
thân. Một đời xa cách mẹ, miếng ngon qua miệng nhưng nước mắt chan cơm:
Ngày thống nhất về lại thăm quê bao tình cảm vui buồn xáo trộn: nhớ,
thương, mừng tủi, ngỡ ngàng như vừa quen vừa lạ, đã gần lại hoá xa nhất
là nhớ về mẹ, nhớ về bạn cũ, trường xưa. Có nghịch cảnh trớ trêu. Nỗi
vui đoàn tụ và nỗi đau chiến tranh, mất mát chung và thiệt thòi bản
thân. Một đời xa cách mẹ, miếng ngon qua miệng nhưng nước mắt chan cơm:
Ừ thế đó một đời xa cách mẹ
Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm
Mẹ mất, bạn thiếu thời chẳng còn ai Nền nhà nay dựng có quan mới. Tâm
trạng thấy vật đổi sao dời là của muôn năm. Tứ thơ có cái gì giống với
Nguyễn Du khi trở về Thăng Long than thở khi thấy nhà lớn đã biến thành
đường cái, lại hao hao với cảm giác Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương với những câu mở đầu tương tự Khi đi trẻ, lúc về già và Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi.(Trở lại An Nhơn). Nhưng cảnh cũ đã mất lại gây nghịch cảm trong lòng: Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người. Có
lẽ xa xót nhất, đau đớn nhất trong tâm tư Chế Lan Viên là nỗi nhớ
thương mẹ và cũng là lòng ngưỡng mộ bà mẹ dân dã mà cao cả. Ấy là bà mẹ
hiện hình từ trong Đêm giao thừa (Bình Định - 1937) mà sau này chỉ còn
là di ảnh trong hoài niệm của nhà thơ rất nhiều lần, suốt đời người Gửi
mẹ trong vùng giặc chiếm (Gửi các anh) Mẹ (Ánh sáng và phù sa), Chiêm
bao gặp mẹ, Vườn mẹ không hoa, Cây mai vườn thống nhất (Đối thoại mới),
Canh cá tràu (Hái theo mùa), Mẹ dân dã (Ta gửi cho mình) và những bài trong Di cảo thơ II, III, Thăm mộ mẹ, Hái trên trời…
trạng thấy vật đổi sao dời là của muôn năm. Tứ thơ có cái gì giống với
Nguyễn Du khi trở về Thăng Long than thở khi thấy nhà lớn đã biến thành
đường cái, lại hao hao với cảm giác Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương với những câu mở đầu tương tự Khi đi trẻ, lúc về già và Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi.(Trở lại An Nhơn). Nhưng cảnh cũ đã mất lại gây nghịch cảm trong lòng: Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người. Có
lẽ xa xót nhất, đau đớn nhất trong tâm tư Chế Lan Viên là nỗi nhớ
thương mẹ và cũng là lòng ngưỡng mộ bà mẹ dân dã mà cao cả. Ấy là bà mẹ
hiện hình từ trong Đêm giao thừa (Bình Định - 1937) mà sau này chỉ còn
là di ảnh trong hoài niệm của nhà thơ rất nhiều lần, suốt đời người Gửi
mẹ trong vùng giặc chiếm (Gửi các anh) Mẹ (Ánh sáng và phù sa), Chiêm
bao gặp mẹ, Vườn mẹ không hoa, Cây mai vườn thống nhất (Đối thoại mới),
Canh cá tràu (Hái theo mùa), Mẹ dân dã (Ta gửi cho mình) và những bài trong Di cảo thơ II, III, Thăm mộ mẹ, Hái trên trời…
Bởi vì hình ảnh Mẹ đã quấn quyện với Quê hương và Đất nước từ lâu trong hồn thơ tha thiết thảo hiền đằm thắm Chế Lan Viên.
Một thời là
bài thơ nói hoàn chỉnh về nỗi niềm nhớ quê hương và người thân của Chế
Lan Viên, xuất hiện vào những năm cuối đời (khoảng 1987 - 1988). Mở đầu
là Những trưa hè… Nhớ thành Bình Định xưa, căn nhà im phăng phắc… và sau đó là cảnh gia đình cha, mẹ và các anh chịCòn tôi thả hồn lên những đầu cây/ Chờ thơ và đón bắt… Thế mà bây giờ, thật đau xót: Nay mộ mẹ ở Đông Hà, mộ cha trên núi/ Mộ chị Ba ở rừng cao su sẩm tối/ Chị Tư heo hút một mình…Nhưng nhà thơ chấp nhận quy luật Thời gian không thể hoá thành dòng sông chảy ngược/ Cho ta về với những ngày…
bài thơ nói hoàn chỉnh về nỗi niềm nhớ quê hương và người thân của Chế
Lan Viên, xuất hiện vào những năm cuối đời (khoảng 1987 - 1988). Mở đầu
là Những trưa hè… Nhớ thành Bình Định xưa, căn nhà im phăng phắc… và sau đó là cảnh gia đình cha, mẹ và các anh chịCòn tôi thả hồn lên những đầu cây/ Chờ thơ và đón bắt… Thế mà bây giờ, thật đau xót: Nay mộ mẹ ở Đông Hà, mộ cha trên núi/ Mộ chị Ba ở rừng cao su sẩm tối/ Chị Tư heo hút một mình…Nhưng nhà thơ chấp nhận quy luật Thời gian không thể hoá thành dòng sông chảy ngược/ Cho ta về với những ngày…
Chế
Lan Viên đau đáu một đời với quê hương với gia đình, người thân, với mẹ
già sống đau khổ nhẫn nại và bền bỉ dũng cảm ở vùng quê. Đó là một tình
cảm tự nhiên tha thiết và nhân hậu, thuỷ chung một đời. Thơ về quê - cả
hai vùng - đều thắm thiết cho đến tận trước khi từ giã cõi đời này. Bởi
đó là máu thịt của hồn thơ, là sự thể hiện bằng lời hay, ý đẹp một tình
cảm cao quý, thiêng liêng của con người biết sống trọn tình, vẹn nghĩa.
Lan Viên đau đáu một đời với quê hương với gia đình, người thân, với mẹ
già sống đau khổ nhẫn nại và bền bỉ dũng cảm ở vùng quê. Đó là một tình
cảm tự nhiên tha thiết và nhân hậu, thuỷ chung một đời. Thơ về quê - cả
hai vùng - đều thắm thiết cho đến tận trước khi từ giã cõi đời này. Bởi
đó là máu thịt của hồn thơ, là sự thể hiện bằng lời hay, ý đẹp một tình
cảm cao quý, thiêng liêng của con người biết sống trọn tình, vẹn nghĩa.

Nhất phiến tân thành một cố cung
(Những ngôi nhà đồ sộ ngày xưa, nay thành đường cái
Một dãy thành mới làm mất dấu vết cung điện cũ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét