Cách mạng Thơ: Chế Lan Viên ngâm : NSUT Trần Thị Tuyết.
Tên thật là: Phan Ngọc Hoan
Bút danh khác: Thạch Hãn, Chàng Văn.
Quê quán: Cam An - Cam Lộ- Quảng Trị. Thời trai trẻ chủ yếu sống ở Quy Nhơn - Bình Định. Có thể xem đây là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Cách mạng tháng Tám thành công, Chế Lan Viên đến với cách mạng bằng sự hăng hái nhiệt tình của tuổi trẻ. Ông làm biên tập cho các báo Quyết thắng của Mặt trận Việt minh, báo Cứu quốc, Kháng chiến của liên khu IV. Năm 1949 Chế Lan Viên được kết nạp vào Đảng.
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở Phòng Văn nghệ, Ban tuyên huấn Trung Ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học. Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ sau năm 1975, ông chuyển vào công tác ở thành phố Hồ Chí Minh và qua đời tại đó vào ngày 19 - 6 - 1989.
Ông để lại cho nền văn học dân tộc một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ :
- Trước Cách mạng tháng Tám :
+ Thơ : Điêu tàn (1937)
+ Văn xuôi : Vàng sao (1942 )
- Sau Cách mạng tháng Tám :
+ Thơ : Gửi các anh (1955), Aùnh sáng và phù sa ( 1960), Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973), Ngày vĩ đại (1975), Hoa trước lăng Người (1976), Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986), Di cảo thơ I ( 1992), Di cảo thơ II ( 1993), Di cảo thơ III ( 1996).
+ Văn xuôi, tiểu luận, phê bình : Thăm Trung Quốc (1963), Những ngày nổi giận (1966), Nói chuyện văn thơ (1960), Phê bình văn học ( 1962), Vào nghề (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971), Bay theo đường dân tộc đang bay (1977), Từ gác khuê văn đến quán Trung Tân ( 1981), Nghĩ cạnh dòng thơ ( 1982), Ngoại vi thơ (1987).
Có thể nói, cả cuộc đời mình, Chế Lan Viên gắn bó với Tổ quốc, có nỗi đau xót xa trước cảnh Điêu tàn và bao niềm vui khi cuộc đời rực rỡ phù sa. Cuộc sống cách mạng đã giúp Chế Lan Viên “Bay theo đường dân tộc đang bay”, tạo điều kiện thuận lợi để ông phát huy được tài năng, đóng góp lớn cho kho tàng văn chương của dân tộc.
Hỡi ai đi lên phía trước chớ quên sau lưng mình cái hang Pắc Bó
Đi tận cùng năm tháng không quên
Đi khuất lấp vẫn còn nhớ mãi
Đi muôn xa còn quay lại ngoái nhìn.
Qua Điện Biên, Ấp Bắc đừng quên
Vượt sông Hồng, sông Cửu không quên
Đong mùa vàng năm tấn, nào quên
Gặt vạn ngày thắng Mỹ, không quên.
Cả nước mắt, hang này là độc lập
Thay non sông đón Bác buổi ban đầu
Rừng hiền hậu suối khe chất phác
Lịch sử lấy nơi này làm đất chôn rau
Dù muôn trùng còn cách mũi Cà Mau
Một tấc đất đã là Tổ quốc
Nay có trong tay trời Nam bể Bắc
Dám đâu quên hang nhỏ thuở ban đầu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét