Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017
Ngâm thơ Anh đừng khen em (Lâm Thị Mỹ Dạ)
Tiếng thơ viet nam Xin trân trọng giới thiệu tới quý vị :Ngâm thơ Anh đừng khen em(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Chúc quý vị có những phút giây thư giãn tại Tiếng thơ viet nam.
Lần đầu khi mới làm quen
Anh khen cái nhìn em đẹp
Trời mưa òa cơn nắng đến
Anh khen đôi má em hồng
Gặp người tàn tật em khóc
Anh khen em nhạy cảm thông
Thấy em sợ sét né giông
Anh khen sao mà hiền thế!
Thấy em nâng niu con trẻ
Anh khen em thật dịu dàng
Khi hôn lên câu thơ hay
Ấp trang sách vào mái ngực
Em nghe tim mình thổn thức
Thương người làm thơ đã mất
Trái tim giờ ở nơi đâu?
Khi đọc một cuộc đời buồn
Lòng em xót xa, ấm ức
Anh khen em giàu cảm xúc
Và bao điều nữa...? - Anh khen
Em sợ lời khen của anh
Như sợ chiều về, hắt lối
Nhiều khi ngồi buồn một mình
Trách anh sao mà nông nổi
Hãy chỉ cho em cái kém
Ðể em nên người tốt lành
Hãy chỉ cho em cái xấu
Ðể em chăm chút đời anh
Anh ơi, anh có biết không
Vì anh em buồn biết mấy
Tình yêu khắt khe thế đấy
Anh ơi anh đừng khen em
1973
Lời tâm sự của Nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ
Hồi đó Hội nhà văn Việt Nam tổ chức khoá bồi dưỡng Những người viết văn trẻ. Tôi được cử đi Hà Nội học. Tôi không hiểu sao mình có thể thoát chết khi đi trong luồng bom đạn ác liệt 500 cây số từ Đồng Hới ra Hà Nội. Lớp có 25 anh chị, tôi là người trẻ nhất, 19 tuổi. Tôi ở cùng phòng với Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Chị thuộc thế hệ trước tôi.
Hồi đó, tôi có quen một người bạn trai. Anh quý tôi tới mức cái gì tôi làm, cái gì tôi có anh cũng đều khen. Chưa bao giờ tôi thấy anh chê trách tôi cái gì, dẫu có những việc tôi làm không đúng. Chúng tôi thuần tuý là bạn, chưa có gì để manh nha cho một tình yêu. Nhưng tình bạn như vậy sẽ đi đến đâu, có giúp nhau được gì trong đời sống này. Nhiều khi ngồi ngẫm nghĩ thấy buồn bã quá. Tự dưng tứ thơ “anh đừng khen em” bất chợt đến. Tôi viết một mạch, đọc lại thấy nghi ngờ, không biết đây có phải là thơ hay không? Ngày đó, tôi ít tin vào khả năng thơ phú của mình. Tôi đang viết câu cuối của bài thơ thì chị Nhàn mở cửa vào. Tôi vò vội tờ giấy giụi xuống mép chiếu. Chị Nhàn chạy đến thấy được, chị tưởng tôi cất thư tỏ tình của ai. Chị giằng co tờ giấy với tôi. Cuối cùng chị đã lấy được nó. Tôi đỏ mặt: “Em làm thơ đó nhưng không phải là thơ. Trả lại cho em đi!”. Chị Nhàn đọc một cách chăm chú rồi reo lên: “Đây là bài thơ hay, có tứ lạ. Tao nói thiệt đó, thơ đây mà. Mày đừng xé đi để tao đưa cho thầy Xuân Diệu đọc cho”. Tôi nhướng mắt vẻ nghi ngại: “Chị không đùa em chứ? Đó đúng là thơ thiệt không đó chị Nhàn?”. Chị Nhàn bảo tôi chép sạch và đưa cho thầy Xuân Diệu. Và Bài thơ Anh đừng khen em của tôi được khẳng định.
Đó là những kỷ niệm đẹp mà tôi nhớ mãi trong đời làm thơ của tôi. Tình yêu không có trong tôi trước – Cuộc sống cho tôi tình yêu luôn luôn mới…
Một vài cảm nhận về nhà thơ
Trong nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có một người thơ viết nên những bài thơ vì tình yêu đương của riêng mình và cho tình yêu đương của mọi người. Nói đúng ra, thật khó phân biệt trong dòng nước sông Hương đâu là những hạt nước từ nhánh nguồn này, đâu là những hạt nước từ nhánh nguồn kia, mặc dù ai cũng biết dòng sông ấy hợp lại từ hai mạch thẳm rừng sâu.
Với tuyển thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ, "Chỉ riêng mình em thấy" (*), tôi không thể gọi bằng danh xưng nào khác về tác giả: Người Thơ. Vâng, là người thơ (thi nhân), với tất cả ý nghĩa rất đẹp của từ ngữ. Lâm Thị Mỹ Dạ là thơ tình ấy và thơ tình ấy là con người của Lâm Thị Mỹ Dạ. Không phải ở bất kì nhà thơ nào cũng có sự đồng nhất này.
Và dòng sông Hương ví von kia, trong một cách nhìn nào đó, lại kết hợp từ Nhật Lệ ấu thơ và thời thiếu nữ với Thạch Hãn quê hương của người tình trăm năm. Nhưng không chỉ thế, còn có một dòng sông trên trời xanh xa với một người tình nào đó rất hư ảo nữa.
Muôn thuở là vậy, thơ ca về tình yêu đương, đi vào tận chiều sâu của những rung động tinh tế, những ý nghĩ thầm kín, lại chính là mở ra không gian và thời gian vô cùng, với gương mặt thơ có khi rất thật lại có khi rất ảo...
Tuyển thơ trên tay mấy hôm rồi giúp tôi lắng lại lòng mình để hình dung ra một người thơ với tất cả những gì đã kết tinh và còn lại từ một trái tim. Trái tim ấy được ngắm nhìn trong ánh sáng và bóng tối của tình yêu đương.
Không cách nào khác được, tôi phải viết một chút gì đó về tuyển thơ này. Trước hết, có lẽ tôi phải khắc đậm dòng chữ: Khát vọng và âu lo hoàn thiện phẩm chất bên trong
Đó là ấn tượng hình thành trong tôi từ "Chỉ riêng mình em thấy", tập tuyển thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ, nhất là ở mảng thơ thuở người thơ còn là một cô gái trẻ.
Trong bài "Đọc Lâm Thị Mỹ Dạ" được trang trọng đặt ở sáu trang đầu tuyển, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết, có rất nhiều bạn đọc rất thích bài thơ có tên "Anh đừng khen em". Tôi nghĩ, nếu vậy, chắc hẳn hai bài "Em sợ" và "Anh có tốt không" cũng không nằm ngoài niềm yêu thích của số bạn đọc không ít ấy. Và tất nhiên, những bài thơ hay cho dù nét hay nổi bật chỉ do đặc sắc về tứ, vẫn lấp lánh nhiều khía cạnh như kim cương, mỗi bạn đọc thích với một ánh mắt rất riêng nào đó.
Tôi không nghĩ rằng người thơ không nhận ra vẻ đẹp trong nhan sắc của mình, vì người thơ nữ này cơ hồ bị sống giữa một hoang đảo, như một thi sĩ đã viết. Không, hẳn không phải vậy. Từ tuổi học trò, người thơ chắc chắn đã sống giữa bao ánh mắt ngưỡng mộ (có thể có thêm dăm khoé nhìn ganh tị nữa), về sắc (ấy là chưa kể về tài). Nói chung, không một cô gái đẹp nào không nhận ra vẻ đẹp nhan sắc của mình, qua ánh mắt bao người sống quanh mình, huống hồ cô gái tinh tế Lâm Thị Mỹ Dạ! Có điều, khi quả thật là như thế, thì làm thế nào để hiểu về bài thơ này, lại do một cô gái đẹp viết – cô gái này hẳn được hoài thai trong một đêm đẹp (mỹ dạ) cả đất lẫn trời hay ít ra cũng đẹp lòng người:
"Những lúc anh khen / Mặt em trẻ đẹp / Là lúc em buồn / Và em thấy ghét... // Một nỗi lo âu / Buốt trong ngực trẻ / Lời anh ngọt ngào / Lòng em đau xé"
Có lẽ không thể hiểu được phần nào đó, nếu không đọc những câu tiếp theo:
""Em tôi xinh đẹp" / Xin anh đừng khen / Tình yêu không ở / Trên gương mặt em // Năm tháng cuốn trôi / Một thời con gái / Trên gương mặt em / Nếp buồn đọng lại // Em tôi xinh đẹp / Anh còn khen ai?" (Em sợ, 1972).
Phải chăng, có người cảm nhận ra, tâm trạng ấy không phải của một cô gái đẹp? Đó thực sự là nỗi mặc cảm tự ti, thể hiện qua lời nói đỡ, gượng nói, của một cô gái thiếu cả chút đỉnh nhan sắc trời cho; thậm chí nỗi tự ti kia, khiến cô gái kém may mắn không tin lời khen ấy dành riêng cho mình?
Nhưng ai cũng biết đó là một cách cảm nhận lệch.
Đúng ra, người thơ xinh đẹp này muốn chỉ vào trái tim mình, và muốn nói với chàng trai kia, tình yêu đích thực mãi mãi bền lâu là trong trái tim, ở tấm lòng. Nỗi lo âu đến mức xé lòng của cô gái, không phải là gì khác ngoài tâm trạng âu lo nhan sắc xinh đẹp ấy sớm tàn phai. Lo âu còn tăng lên thành lo sợ, cô gái thầm hỏi, liệu chàng trai vốn yêu nhan sắc trên làn da, nơi dáng bước này còn buông lời tán ca nhan sắc cho ai đó nữa?
Cũng không cảm nhận hết bài thơ "Em sợ" này, nếu chúng ta không hiểu được trong thời chiến tranh, nhất là ở miền quê, bao cô gái trẻ thực sự chỉ là những đoá phù dung. Mới còn là cô bé lấm lem bùn và mực tím, chìm lấp nét dậy thì, bỗng dưng vẻ đẹp bừng sáng lên, nhưng chỉ bừng sáng lên trong vài năm, rồi lại lấm lem tay bế tay bồng cho đến tuổi già xế bóng. Vì thế, tình nghĩa thuỷ chung chỉ được nuôi dưỡng bằng tấm lòng, đức hạnh.
Đây là một bài thơ rất chân thành của người thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, một nhà thơ nữ vốn xinh đẹp một cách cao sang, thuỳ mị từ thời thiếu nữ.
Trước khi viết bài thơ này hai năm, người thơ ấy đã thể hiện cảm xúc, ý nghĩ thành lời độc thoại nội tâm cũng trong một tâm trạng tương tự. Đó là bài thơ được nhiều người đọc đồng cảm: "Anh đừng khen em" (1970). Nhưng lần ấy, không phải chỉ là nỗi lo sợ trước sự nhanh chóng tàn phai nhan sắc, mà âu lo không hoàn thiện được phẩm chất bên trong của chính mình.
Chàng trai yêu dấu của người thơ đã khen cô những gì? Khen cái nhìn đẹp, đôi má hồng tràn đầy sức sống, ửng lên niềm yêu đời, cảm ứng với thiên nhiên, lại dễ rơi nước mắt cảm thông với người tàn tật; khen đức tính hiền hoà, tránh né những giông gió sấm sét của xã hội chung quanh, lại dịu dàng nâng niu con trẻ; khen lòng yêu thơ ca với niềm tương liên nhà thơ đã mất, lại giàu cảm xúc với niềm chia sẻ cùng những phận đời buồn trong tiểu thuyết; và bao nhiêu nét đẹp tinh thần khác. Trước những lời khen đó, cô gái trẻ 21 tuổi đang bước đầu trở thành nhà thơ bỗng đâm ra lo sợ -- lo sợ sự sụp tối của tâm hồn mới bừng sáng cùng với nỗi héo hon, úa tàn của những phẩm chất về tính cách, nội tâm và năng khiếu nghệ thuật ngôn từ. Rồi từ lo sợ phẩm chất người thơ, nhưng nổi bật hơn vẫn là lo sợ phẩm chất người nữ trong mình, sẽ tiêu hao, lụi tắt, cô gái trẻ vu vơ trách móc chàng trai đã bày tỏ lời khen ngợi kia là nông nổi. Khi nói những lời khen kia là nông nổi, phải chăng Lâm Thị Mỹ Dạ còn khiêm tốn cảm thấy mình chưa có đủ những phẩm chất tinh thần được ngợi khen kia? Và chỉ khen thôi, cũng là nông nổi? Tứ thơ kết lại:
"Hãy chỉ cho em cái kém
Để em nên người tốt lành
Hãy chỉ cho em cái xấu
Để em chăm chút đời anh"
Cô gái còn bảo, "vì anh em buồn biết mấy". Đó là trạng thái buồn của tâm cảnh đầy âu lo – âu lo bản thân mình không vươn lên mãi được cho xứng với lời khen ngợi, mà biết đâu, rất dễ tự đánh đắm mình trong dòng sông mật ngọt lời khen.
"Tình yêu khắt khe thế đấy
Anh ơi, anh đừng khen em"
Đáng quý biết bao khát vọng và âu lo hoàn thiện phẩm chất bên trong của cô gái trẻ 21 tuổi, bước đầu vào tình yêu đương, bước đầu trên con đường thơ ca!
Trong những dòng vừa viết, tôi cũng biểu lộ một thoáng cảm đoán, hình như hình ảnh chàng trai trong bài thơ còn là biểu tượng của nghệ thuật ngôn từ, nhưng nhà thơ nữ trẻ tuổi muốn giấu đi bóng dáng biểu tượng ấy, để bài thơ chỉ còn là một tâm trạng của tình yêu nam nữ đơn thuần. Vì sao vậy? Sao chẳng viết: "Thơ ca khắt khe thế đấy / Thơ ơi, anh đừng khen em!", với ý nghĩa, Thơ ca được Lâm Thị Mỹ Dạ gọi bằng đại từ "anh"? Khiêm tốn chăng? Cũng có. Ở tuối còn quá trẻ, nói đến con đường thơ ca với biểu tượng nghệ thuật ngôn từ như thế, chừng như Lâm Thị Mỹ Dạ thuở ấy còn thấy "to tát" quá!
"Anh đừng khen em" (1970) và "Em sợ" (1972) là hai bài thơ tuy không đẹp về ngôn từ, hình ảnh cho bằng những bài thơ khác của Lâm Thị Mỹ Dạ, nhưng vẫn là tiêu biểu nhất cho một đặc điểm tâm lí nhà thơ. Đó chính là hai cánh cửa chính, hay hai thanh cầu dao của nguồn điện chính, trong ngôi nhà của người thơ nữ này. Mở tung ra hay ấn xuống, ánh sáng sẽ ngập tràn, bừng lên, soi cho ta thấy cõi nội tâm, cõi thơ ca Lâm Thị Mỹ Dạ. Ấn tượng đậm nhất khi đọc các tập thơ khác của người thơ, và đặc biệt ở riêng tuyển thơ tình mà người thơ tự cho là "Chỉ riêng mình em thấy", chính là từ hai bài thơ ấy.
Bài thơ khác, "Anh có tốt không", viết tại quê hương của ấu thơ -- Lệ Thuỷ (Quảng Bình) -- vào năm 1972, cũng cùng một "từ trường" cảm xúc thẩm mĩ khát vọng và âu lo hoàn thiện phẩm chất bên trong, nhưng đối tượng không phải là bản thân, mà là người yêu dấu, có lẽ sắp trở thành người chồng đồng thời là người tình trăm năm.
Đây là một bài thơ có kết cấu khá độc đáo cùng những điệp ngữ gắn kết với cách cấu tạo hình ảnh thơ, vừa triển khai vừa lật lại thứ tự các hình ảnh thơ trong đó, khiến bài thơ không những níu kéo người đọc bằng tứ mà còn bằng cấu trúc nghệ thuật.
"Như lúa hỏi đất / Anh có tốt không? // Như cây hỏi gió / Anh có tốt không? // Như mây hỏi trời / Anh có tốt không? // Trời anh mênh mông / Mây em bay lượn // Gió anh bao la / Cây em ve vuốt // Đất anh thẳm sâu / Lúa em cúi đầu // Nhưng sao vẫn hỏi / Day dứt trong lòng / Anh có tốt không?".
Không những đối với mình, mà cả đối với người yêu hiện tại cũng là người chồng tương lai, mối quan tâm đến day dứt trong lòng, trăn qua trở về, lật đi đảo lại, vẫn là những phẩm hạnh tinh thần.
Ngoài sự chín chắn, khôn ngoan, không xốc nổi, không chạy theo vẻ hào nhoáng mẽ ngoài, cô gái trẻ cũng là người thơ trẻ Lâm Thị Mỹ Dạ hình như còn có một vốn sống gián tiếp về kinh nghiệm sâu xa nào đó nữa. Có thể kinh nghiệm này đã thấm vào dòng sữa, miếng cơm mà người thơ được bú mớm từ thuở lọt lòng. Đây là một linh cảm khi thưởng thức thơ ca; lúc này, bỗng loé sáng trong tôi, cho dù linh cảm đó không có cở sở nào cả. Liệu hai khổ thơ này có nói lên được điều gì sâu kín chăng:
"Hai bốn năm trước đây / Mẹ sinh em ngày này / Mưa dột dầm ướt tóc / Gió tê buồn hai tay // Mẹ thiếu cả cửa nhà / Em - đứa trẻ vắng cha / Như mầm cây trên đá / Biết khi nào nở hoa" (Hái tuổi em đầy tay, 1973 [?]).
Không dám cam đoan thông tin sẽ được thuật lại ngay đây là sự thật, nhưng tôi có nghe phong thanh đâu đó, người thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có một người cha do hoàn cảnh đã phải lìa bỏ mẹ con của người thơ để đi xa, rồi cũng do hoàn cảnh, nên phải cách xa biền biệt, từ thuở nào đã mịt mùng, mờ nhòa dấu vết trong kí ức của đứa bé là Lâm Thị Mỹ Dạ bây giờ. Người thơ là đứa con gái độc nhất của người mẹ khổ đau, nhẫn nại với một nghị lực, sức chịu đựng phi thường và giàu lòng bao dung đó. Hình như người thơ không muốn cuộc đời của mình sẽ lặp lại bi kịch của mẹ, cho dù bi kịch ấy là ngoài ý muốn của người cha. Vì vậy, điều quan tâm đau đáu, đến mức vượt ngưỡng, so với các cô gái cùng thời khác: người yêu dấu đồng thời là người chồng tương lai phải là một người tốt. Có lẽ thế. Và trước hết, ở người thơ này, tốt là thuỷ chung (và không có gì có thể chi phối được cuộc sống thủy chung chồng vợ), tốt còn là hiếu đạo, biết đùm bọc không những người thơ mà còn cả người mẹ của người thơ nữa (*).
Nhưng dẫu sao cảm đoán ấy cũng xuất phát từ linh cảm thưởng thức thơ ca. Tôi nào quả quyết linh cảm ấy là hoàn toàn đúng. Chùm thơ trên kia nào có thể hiện gì về điều này đâu. Có điều, chính vì đặc điểm tâm lí vượt trên ngưỡng thông thường ấy ở một cô gái trẻ, một người thơ trẻ, và thật sự đẹp nữa (đến bây giờ vẫn còn đẹp, một vẻ đẹp cao sang mà bình dị), khiến chùm thơ cứ đẩy cảm xúc cùng suy tưởng của tôi miên man thế đó.
Tôi muốn nói thêm một điều có lẽ không thật cần thiết lắm, vì ai cũng biết, là cõi thơ ca tình yêu đương "Chỉ riêng mình em thấy" của người thơ Lâm Thị Mỹ Dạ không chỉ có thế. Ngay mảng thơ thời con gái kín đáo của người thơ cũng đã phong phú với bao nhiêu là mộng mơ cùng người tình hư ảo giữa tầng trời xa xanh. Tuy nhiên, ấn tượng đậm nhất trong tôi về mảng thơ này là như thế.
Cũng còn dăm bảy chữ khác tôi muốn khắc đậm ở cõi thơ "Chỉ riêng mình em thấy": Cảm thức cô đơn và đơn độc. Nhưng tôi cảm thấy có chút gì đó hơi phân vân...
Cảm thức này thể hiện rõ ở nửa sau của tuyển thơ. Nhưng trong những cảm nhận tôi đã viết, vô hình trung tôi đã võ đoán về căn nguyên của cảm thức đơn độc. Có điều, nỗi đơn độc của một cô gái vốn là đứa con độc nhất của người mẹ suốt đời nhẫn nại, cam chịu bi kịch tình duyên lẻ loi của đời mình, trở thành cảm thức đơn độc trong gia đình, giữa chồng, con, mẹ già, về sau, thậm chí còn là nỗi cô đơn nữa, rồi từ cô đơn bỗng lắm khi trót dại hướng cả tâm hồn về người tình hư ảo, mãi mãi không bao giờ có thật (hay có thật nhưng mãi mãi vẫn chỉ là hư ảo)! Tâm cảnh ấy có nhất quán chăng với biện chứng của nội tâm, hay mâu thuẫn chăng với khát vọng và âu lo về phẩm chất bên trong như vừa trình bày về thơ yêu đương cũng như con người thơ Lâm Thị Mỹ Dạ?
Tôi cũng đang phân vân tự ngẫm lại cảm nhận của chính mình về điều này. Và tôi biết rằng, phải viết ở một bài khác...
Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017
Sáng tháng năm .(Tố Hữu) Ngâm thơ
Tiếng thơ viet nam Xin trân trọng giới thiệu tới quý vị :Sáng tháng năm .(Tố Hữu) Ngâm thơ
Chúc quý vị có những phút giây thư giãn tại Tiếng thơ viet nam !
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
Lát rồi, chim nhé, chim ăn
Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
Bác Hồ, cha của chúng con
Hồn của muôn hồn
Cho con được ôm hôn má Bác
Cho con hôn mái đầu tóc bạc
Hôn chòm râu mát rượi hoà bình!
Ôi cái tên kính yêu Hồ Chí Minh!
Trong sáng lòng anh du kích
Nửa đêm bôn tập diệt đồn
Vững tay người chiến sĩ nông thôn
Bắt sỏi đá phải thành sắn gạo
Anh thợ, má anh vàng thuốc pháo
Cánh tay anh dày sẹo lửa gang
Ôi những em đốt đuốc đến trường làng
Và các chị dân công mòn đêm vận tải!
Các anh chị, các em ơi, có phải
Mỗi khi lòng ta xao xuyến rung rinh
Môi ta thầm kêu Bác: Hồ Chí Minh!
Và mỗi trận, mỗi mùa vui thắng lợi
Đôi mắt Bác hiện lên cười phấn khởi
Ta lớn cao lên, bay bổng diệu kỳ
Trên đường dài, hai cánh đỡ ta đi...
Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh
Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
Giọng của Người, không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước
Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...
Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút...
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời.
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
Hồ Chí Minh
Người ở khắp nơi nơi
Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ
Lắng từng câu, từng ý chưa thành
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
Người ngồi đó, với cây chì đỏ
Vạch đường đi, từng bước, từng giờ...
Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ
Đảng chói lọi Hồ Chí Minh vĩ đại!
Con nhớ hết mỗi lời Người dạy:
Kháng chiến gian nan, kháng chiến trường kỳ
Bác bảo đi, là đi
Bác bảo thắng, là thắng
Việt Nam có Bác Hồ
Thế giới có Xta-lin
Việt Nam phải tự do
Thế giới phải hoà bình!
Chúng con chiến đấu hy sinh
Tấm lòng son sắt, đinh ninh lời thề.
Bắt tay Bác tiễn ra về
Nhớ hoài buổi sáng mùa hè chiến khu...
Có thể nói, Tố Hữu là nhà thơ viết về Bác nhiều nhất và hay nhất. Bác Hồ là cảm hứng lớn trong thơ ông. Trong rất nhiều sự kiện lịch sử của đất nước, Tố Hữu đều có thơ về Người. Hình ảnh Bác luôn lung linh, cao đẹp mà cũng rất ấm áp, giản dị, thân tình trong những vần thơ tràn ngập cảm hứng ngợi ca của “cánh chim đầu đàn thơ ca Cách mạng”.
“Sáng tháng 5” là bài thơ Tố Hữu viết nơi chiến khu Việt Bắc, nhân dịp “lên thăm Bác Hồ” trong những tháng ngày cuộc chiến đấu chống Pháp của toàn dân tộc còn gian khổ. Gian khổ, nhưng bài thơ vẫn ngập tràn một ý chí lạc quan cách mạng, tha thiết tình cảm của người con đất Việt gửi đến lãnh tụ yêu kính của mình.
Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, tháng 5 là một tháng thiêng liêng, náo nức bởi có sinh nhật Bác Hồ. Với đất trời, tháng 5 là tháng đầu hè, nắng mới bừng lên, cảnh vật đẹp tươi, rực rỡ, nhiều hoa thơm, trái ngọt… Cái đẹp của đất trời cộng hưởng với tình cảm trong lòng người khiến nhà thơ ngây ngất thốt lên trong một sáng tháng 5 đáng nhớ:
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...
Trong những tháng năm kháng chiến, khi các cơ quan đầu não của chính phủ phải sơ tán lên chiến khu Việt Bắc, cuộc sống của toàn dân, toàn quân gặp rất nhiều gian nan, khổ ải thì niềm vui cách mạng vẫn tràn ngập tâm hồn con người. Một sáng tháng năm vui tươi, nhà thơ trong chuyến công tác đặc biệt đã được “lên thăm Bác Hồ”. Niềm vui trong lòng trải trên cảnh vật. Không thấy dấu ấn của chiến tranh đâu. Không thấy những lo âu, cực nhọc, chỉ thấy sức sống và niềm vui dâng tràn bất tận trong màu “xanh mướt nương ngô” và gió lộng núi đồi Việt Bắc. Giữa khung cảnh thần tiên ấy, hình ảnh Bác Hồ hiện lên, trước tiên như một vị “cha già dân tộc”. Vị cha già ấy đang ân cần đón đứa con xa trở về trong tình cảm thắm thiết vô ngần:
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ
Và cảm động hơn nữa là khung cảnh xung quanh Bác. Ngoài kia là “bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn”. Trong mái tranh giản dị này là:
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công vănTrong hình ảnh Bác phảng phất hình ảnh những tao nhân mặc khách, những nhà nho, nhân sỹ tiết tháo nổi danh của dân tộc. Đó là hình ảnh Nguyễn Trãi về ở ẩn giữ núi rừng Côn Sơn, quấn quýt với thiên nhiên tươi đẹp và gần gũi:
Nó đi tìm thóc quanh bồ công vănTrong hình ảnh Bác phảng phất hình ảnh những tao nhân mặc khách, những nhà nho, nhân sỹ tiết tháo nổi danh của dân tộc. Đó là hình ảnh Nguyễn Trãi về ở ẩn giữ núi rừng Côn Sơn, quấn quýt với thiên nhiên tươi đẹp và gần gũi:
Cò nằm hạc lẩn nên bầu bạn
Ủ ấp cùng ta làm cái con
Đó là hình ảnh Nguyễn Bình Khiêm, Chu Văn An xa lánh bụi trần, dành trọn lòng trong của mình cho thiên nhiên. Nhưng cái khác ở Bác là Người không lui về ở ẩn. Giữ núi rừng Việt Bắc mênh mông, người vẫn miệt mài « chỉ đường đi từng phút từng giờ » cho toàn dân tộc. Bác Hồ còn hiện lên trong thơ Tố Hữu như một tiên ông cao đẹp :
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
Hình ảnh Bác lồng lộng, sánh ngang cùng trời đất, vũ trụ bao la. Trong một bài thơ khác, bài « Bác ơi », Tố Hữu cũng một lần nữa khẳng định điều này :
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
Hình ảnh Bác lồng lộng, sánh ngang cùng trời đất, vũ trụ bao la. Trong một bài thơ khác, bài « Bác ơi », Tố Hữu cũng một lần nữa khẳng định điều này :
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng già
Thăm Bác nơi chiến khu vào một sáng tháng năm lịch sử, Tố Hữu xúc động nói về những cảm nhận và tình cảm của mình đối với Người. Nhà thơ tập trung khai thác hai khía cạnh tưởng như đối lập mà rất thống nhất trong con người của Bác. Đó là sự lớn lao, kỳ vĩ thiêng liêng với sự giản dị, gần gũi và ấp áp. Trong nét lớn lao, kỳ vĩ, Bác được ví như những gì trường cửu, rực rỡ nhất của thế gian này:
Hồ Chí Minh
Người ở khắp nơi nơi
Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ
……………………………
Người ở khắp nơi nơi
Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ
……………………………
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời.
…………………….
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời.
…………………….
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
Nhưng bên cạnh đó, đối với mỗi người dân, Bác là những gì yêu thương nhất, gần gũi và ruột thịt nhất. Cho nên, bên cạnh Người, dẫu cảm nhận được những lớn lao, vĩ đại, mỗi con người vẫn không bị choáng ngợp, bé nhỏ đi, mà trở nên vững vàng hơn như được Bác tiếp thêm sức mạnh. Nói về Bác, Tố Hữu hay dùng những từ chỉ mỗi quan hệ gia đình để tô đậm thêm sự thân yêu:
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
…………………………….
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ
…………………………….
Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh
Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
Giọng của Người, không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước
Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
Giọng của Người, không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước
HÌnh ảnh một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã hóa thân thành nhiều cuộc đời, nhiều con người giản dị cụ thể xung quanh… Điều đó cho thấy Tố Hữu đã nắm bắt được nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh. Người không bao giờ tách mình khỏi quần chúng nhân dân. Người luôn quan tâm đến từng mảnh đời bé nhỏ và bất hạnh nhất. Người luôn đứng lẫn vào số đông quần chúng nhân dân, để lắng nghe, thấu hiểu, và để hành động vì nhân dân. Chính điều này đã khiến hình ảnh Bác trở nên cao đẹp hơn bao giờ hết trong lòng nhân dân.
Bài thơ “Sáng tháng năm” là một trong nhiều bài thơ hay của Tố Hữu viết về Bác Hồ. Bài thơ đã diễn tả thành công hình ảnh của vị cha già dân tộc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh tình yêu dành cho Bác, Tố Hữu còn có những dự cảm thật chính xác về công cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam:
Bác bảo đi, là đi
Bác bảo thắng, là thắng
Việt Nam có Bác Hồ
Thế giới có Xta-lin
Việt Nam phải tự do
Thế giới phải hoà bình!Đã rất nhiều năm trôi qua, nhưng bài thơ “Sáng tháng năm” của Tố Hữu vẫn là một bông hoa đẹp, dâng mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu mỗi dịp tháng năm tươi đẹp!
Bác bảo thắng, là thắng
Việt Nam có Bác Hồ
Thế giới có Xta-lin
Việt Nam phải tự do
Thế giới phải hoà bình!Đã rất nhiều năm trôi qua, nhưng bài thơ “Sáng tháng năm” của Tố Hữu vẫn là một bông hoa đẹp, dâng mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu mỗi dịp tháng năm tươi đẹp!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)