Tiếng thơ xin thân chào quý vị ! Xin trân trọng giới thiệu những áng thơ hay được bay bổng trong những nét nhạc tinh tế và giọng ngâm trữ tình.Được cập nhật thường xuyên. Xin quý vị hãy thưởng thức !
Xin trân trọng giới thiệu tới quý vị : Lỡ bước sang ngang(trích thơ Nguyễn Bính) Ngâm thơ NSUT Trần Thị Tuyết.
Em ơi! em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa
Cậy em, em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Hôm nay xác pháo đầy đường
Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng
Chuyến này chị bước sang ngang
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ đây
Rượu hồng em uống cho say
Vui cùng chị một vài giây cuối cùng
Rồi đây sóng gió ngang sông
Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ
Miếu thiêng vụng kén người thờ
Nhà hương khói lạnh chị nhờ cậy em
Đêm qua là trắng ba đêm
Chị thương chị kiếp con chim lìa đàn
Một vai gánh lấy giang san...
Một vai nữa gánh muôn vàn nhớ thương
Mắt quầng tóc rối tơ vương
Em còn cho chị lược gương làm gì!
Một lần này bước ra đi
Là không hẹn một lần về nữa đâu
Cách mấy mươi con sông sâu
Và trăm ngàn vạn nhịp cầu chênh vênh
Cũng là thôi cũng là đành
Sang sông lỡ bước riêng mình chị sao?
Tuổi son nhạt thắm phai đào
Đầy thuyền hận, có biết bao nhiêu người!
Em đừng khóc nữa em ơi!
Dẫu sao thì sự đã rồi, nghe em!
Một đi bảy nổi ba chìm
Trăm cay nghìn đắng con tim héo dần
Dù em thương chị mười phần
Cũng không ngăn nổi một lần chị đi
Chị tôi nước mắt đằm đìa
Chào hai họ để đi về nhà ai
Mẹ trông theo, mẹ thở dài
Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran
Tôi ra đứng tận đầu làng
Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa...
Trời mưa ướt áo làm gì?
Năm mười bảy tuổi chị đi lấy chồng
Người ta pháo đỏ rượu hồng
Mà trên hồn chị một vòng hoa tang
Lần đầu chị bước sang ngang
Tuổi son sông nước đò giang chưa tường
Ở nhà em nhớ mẹ thương
Ba gian trống, một mảnh vườn xác xơ
Mẹ ngồi bên cửi xe tơ
Thời thường nhắc: "- Chị mày giờ ra sao?"
Chị bây giờ... nói thế nào?
Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang
Chị từ lỡ bước sang ngang
Trời dông bão giữa tràng giang lật thuyền
Xuôi dòng nước chảy liên miên
Đưa thân thế chị tới miền đau thương
Mười năm gối hận bên giường
Mười năm nước mắt bữa thường thay canh
Mười năm đưa đám một mình
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên
Mười năm lòng lạnh như tiền
Tim đi hết máu mà duyên không về
Nhưng em ơi! một đêm hè
Hoa xoan nở, xác con ve hoàn hồn
Dừng chân trên bến sông buồn
Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang
Đoái thương thân chị lỡ làng
Đoái thương phận chị dở dang những ngày
Rồi... rồi chị nói sao đây?
Em ơi! nói nhỏ câu này với em...
Thế rồi máu trở về tim
Duyên làm lành chị duyên tìm về môi
Chị nay lòng ấm lại rồi
Mối tình chết đã có người hồi sinh
Chị từ dan díu với tình
Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng
Tim ai khắc một chữ "nàng"
Mà tim chị một chữ "chàng" khắc theo
Nhưng yêu chỉ để mà yêu
Chị còn dám ước một điều gì hơn ...
Chị giờ sống cũng bằng không
Coi như chị đã ngang sông đắm đò.
Nguyễn Bính (1918-1966) làm thơ từ năm 13 tuổi, bài thơ đầu tiên của ông được đăng báo là bài "Cô hái mơ". Năm 1937, Nguyễn Bính đã được Tự lực văn đoàn trao giải thưởng cho tập thơ "Tâm hồn tôi" của ông. Trong khoảng thời gian ba năm, ông đã cho ra đời 7 tập thơ như "Tâm hồn tôi" (1940), "Hương cố nhân (1941)" "Người con gái ở lầu hoa" (1942), "Mười hai bến nước" (1942), "Mây Tần" (1942) và tác phẩm được chú ý nhất là "Lỡ bước sang ngang" (1939)…
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...
(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh) Bài thơ này có nhiều dị bản truyền tụng khác nhau, đây đã được xác nhận là bản
gốc. Bài thơ này đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc như Dzũng Chinh, Phạm Duy, Anh
Bằng, Duy Khánh, Nguyễn Đặng Mừng, Thu Hồ, Hồng Vân... Vợ tác giả tên thật là Lê Đỗ Thị Ninh, là con gái cụ Lê Đỗ Kỳ. Lê Đỗ Kỳ cùng
công tác tại Uỷ ban tỉnh Thanh Hoá sau Cách mạng tháng Tám với Hữu Loan. Cụ Kỳ
nguyên là Chánh Thanh tra Lâm nghiệp toàn Đông Dương. Cụ Kỳ có nhiều con trai
là sỹ quan quân đội Nhân dân VN nổi tiếng: Con trai cả là Lê Đỗ Khôi, hy sinh
tại Điện Biên Phủ 5 tiếng đồng hồ trước khi quân ta cắm cờ trên sở chỉ huy của
Pháp. Tiếp đó là Lê Đỗ Nguyên, tức Trung tướng Hồng Cư. Em ông Cư là Lê Đỗ An,
tức Nguyễn Tiên Phong, sau là Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM. Em ông Nguyên là
Đại tá Lê Đỗ Thái. Hai ông Hồng Cư và Lê Đỗ Thái hiện sống ở Hà Nội và đều lấy
con gái GS. Đặng Thai Mai. Nguồn: Màu tím hoa sim, NXB Văn học, 1990
Đến nay, Màu tím hoa sim được xem là một trong những
bài thơ tình hay nhất của thế kỷ 20 và là bài thơ đầu tiên được mua bản quyền bởi
một doanh nghiệp với giá 100 triệu đồng. Nhưng quanh sự kiện này, cũng không ít
độc giả còn thắc mắc về bản cũ và bản mới chỉnh sửa sau này của bài thơ. Tại Sài Gòn, trước năm 1975, giới văn nghệ sĩ cũng như đông đảo bạn đọc yêu
thích thơ nhạc đều rất quen thuộc với bài Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu
Loan. Tuy bấy giờ tác giả đang sống ngoài Bắc, nhưng tác phẩm ấy đã chiếm một
chỗ đứng trong lòng người yêu thơ miền Nam. Bài thơ được giới thiệu không những
qua sách báo, mà còn được phổ nhạc, hát rộng rãi trên đài phát thanh, các buổi
trình diễn văn nghệ trên sân khấu đương thời, nhất là vào những năm thập niên
60 của thế kỷ 20. Bản Màu tím hoa sim thời ấy ngắn hơn bản tác giả công
bố sau này. Nghĩa là dừng lại, chấm hết ở mấy câu: “Tôi hát trong màu hoa.
Áo anh sứt chỉ đường tà. Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu” chứ không có
thêm “Tôi ví vọng về đâu. Tôi với vọng về đâu. Áo anh nát chỉ dù lâu...”
ở cuối bài như sau này. So với bản Màu tím hoa sim "nay" thì bản "xưa" tuy
ngắn hơn nhưng ý thơ đi rất trọn nghĩa, trọn tình, không trúc trắc, không khiến
người đọc phải dừng lại suy nghĩ. Nhà thơ có quyền sửa thơ của mình, hoặc thêm
vào những đoạn mới. Song về phía những độc giả đã cảm nhận, yêu thích, hoặc có
những kỷ niệm gắn bó với Màu tím hoa sim theo bản cũ thì khó "làm
quen" với những đoạn mới, chữ mới, với hơi thơ có vẻ xa lạ với bài thơ từng
biết. Do vậy, một số độc giả đã tỏ ra tâm đắc với bài Màu tím hoa sim
trước kia. Nhưng dù Màu tím hoa sim bản "xưa" hay
"nay" vẫn chỉ để viết về một người, một mối tình. Đó là người vợ trẻ Đỗ Thị Lệ Ninh đã mất sau ngày cưới không lâu vì chết đuối.
Các anh của "nàng", theo tài liệu của Hàn Anh Trúc là 3 người có thực
ở chiến trường Đông Bắc. Đó là Đỗ Lê Khôi - tiểu đoàn trưởng hy sinh trên đồi
Him Lam, Đỗ Lê Nguyên nay là Trung tướng Phạm Hồng Cư và Đỗ Lê Khang - nguyên
Thường vụ Trung ương Đoàn. Hữu Loan kể và Hàn Anh Trúc ghi lại trong một cuốn
biên khảo văn học rằng, bố vợ ông trước kia làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn
nên “vợ mình sinh ở trong ấy, quen gọi mẹ bằng má”, bài thơ mới có câu “má
tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối”. Hàn Anh Trúc viết là Hữu Loan sáng tác
bài thơ ngay tại mộ người vợ trẻ, rồi: “ghi vào chiếc quạt giấy để lại nhà một
người bạn ở Thanh Hóa. Bạn anh đã chép lại và chuyền tay nhau suốt những năm
chiến tranh”. Điều đó đã được chính nhà thơ Hữu Loan xác nhận.